0933 384 579
Máy nén khí

SỬA CHỮA MÁY NÉN KHÍ

Ngày đăng: 27/11/2020
Chuyên sửa chữa máy nén khí các hãng Chicago, Sullair, Herzt, Swan... đội ngũ thợ giỏi với linh kiện chính hãng sẵn có giúp tiết kiệm chi phí mang hiệu quả cao

Phú Tín tự hào là đơn vị sửa chữa, thay thế linh kiện, bảo dưỡng máy nén khí uy tín hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm.

Kỹ thuật chuyên sâu: Đội ngũ kỹ thuật lành nghề được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm lâu năm, bắt lỗi chính xác ngay từ lần đầu đến sửa máy, giúp khách hàng xử lý nhanh chóng lỗi máy nén khí.
Phụ tùng chính hãng: Phụ tùng máy nén khí các hãng luôn có sẵn, cam kết chất lượng. Giá cả luôn cạnh tranh nhất trên thị trường.
Phục vụ 24/7: Sau sửa chữa luôn có kỹ thuật trực 24/7 để xử lý các sự cố máy nén khí cho quý khách hàng.
Đừng ngại ngần, gọi điện hoặc nhắn tin Zalo ngay với chúng tôi số 0274.3555108 bây giờ để được tư vấn nhanh chóng và chính xác.

TTHIỆN TƯỢNGPHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA
1Máy nén khí bị nhiệt độ cao (>100 độ C)- Thay lọc dầu, lọc khí, dầu làm mát.
- Vệ sinh giàn tản nhiệt có giải nhiệt tốt không?
- Điều chỉnh van hằng nhiệt.
- Kiểm tra nhiệt độ môi trường, vị trí đặt máy.
- Kiểm tra vòng bi đầu nén.
2Máy nén khí chạy nhưng không tạo ra khí (không lên áp)- Kiểm tra dây đai, khớp nối, bánh răng có bị đứt, vỡ không?
- Kiểm tra van cửa nạp khí vào có mở không?
- Kiểm tra van điện từ điều khiển cửa nạp hoặc van điều áp.
- Kiểm tra mạch điều khiển.
3Lưu lượng khí nén yếu hơn so với công suất của máy- Kiểm tra van cửa nạp có mở hết hay không?
- Kiểm tra lọc khí, lọc tách dầu có bị tắc không?
- Kiểm tra và thay bi trục vít khi quá tuổi thọ.
4Khí nén đầu ra có lẫn dầu máy nén khí- Thay lọc tách dầu.
- Kiểm tra đường hồi dầu có bị tắc không?
- Kiểm tra giàn làm mát dầu có bị thủng không?
5Máy nén khí không ra tải (bội áp, nổ van an toàn)- Kiểm tra van cửa nạp có đóng khi đủ áp hay không?.
- Kiểm tra van điện từ điều khiển van cửa nạp.
- Kiểm tra mạch điện điều khiển.
6Động cơ chính hoặc quạt báo quá tải (Overload)- Lỗi keo dầu.
- Kẹt bi mô tơ hoặc bi đầu nén.
- Lệch pha, mất pha.
7Máy nén khí chạy ngược chiều quay- Đảo 02 dây nguồn điện đầu vào cho nhau.
8Ộc dầu cổ hút khi dừng máy- Kiểm tra van cửa nạp có đóng kín khi dừng máy không?
- Kiểm tra van xả tải khi dừng máy nén khí.
9Máy có tiếng kêu bất thường- Kiểm tra tiếng kêu đầu nén.
- Kiểm tra khớp nối, hộp bánh răng.
- Kiểm tra quạt làm mát.
10Dầu máy nén khí lẫn nước- Nhiệt độ máy quá thấp (< 60 độ C), cần điều chỉnh van hằng nhiệt để tăng nhiệt độ máy nén khí.

Cách Sửa Chữa Các Lỗi Của Máy Nén Khí Trục Vít

Cấu tạo máy nén khí trục vít khá phức tạp

Cấu tạo máy nén khí trục vít nói riêng và máy nén khí nói chung khá phức tạp, có rất nhiều yếu tố dẫn đến các lỗi cơ bản của máy nén khí trục vít, với những lỗi cơ bản, lỗi nhẹ bạn có thể tìm hiểu và khắc phục nhanh chống mà không cần tới những kỹ thuật viên của các trung tâm sửa máy nén khí >> hơn 15 năm kinh nghiệm sửa máy nén khí chúng tôi tổng hợp lại tất cả các lỗi thường gặp ở máy nén khí trục vít để bạn tham khảo từ đó tìm ra cách khắc phục, cách sửa máy nén khí trục vít, máy nén khí cơ sở mình.

Các Lỗi Thường Gặp Máy Nén Khí Trục Vít Và Cách Sửa Chữa

Loại lỗiNguyên nhânPHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA
1. Lỗi khởi động
  • Bộ điều khiển không hiển thị
  • Kiểm tra điện áp nguồn
  • Bật CB nguồn hoặc CB trong hệ thống điện của máy nén khí

  • Ngừng máy do quá nhiệt
  • Kiểm tra nhiệt độ đầu nén
  • Kiểm tra nhiệt độ môi trường
  • Kiểm tra nhiệt độ khí nén / dầu

  • Ngừng máy do quá áp suất
  • Kiểm tra cảm biến nhiệt độ
  • Kiểm tra áp suất khí nén (van khí vào bình nén phải mở)
  • Kiểm tra cảm biến áp suất

  • Quá tải động cơ
  • Kiểm tra thông số bộ điều khiển
  • Áp suất máy nén quá cao
  • Kiểm tra chất lượng và mức dầu
2. Lưu lượng khí nén thấp
  • - Bộ lọc khí bị nghẽn
  • - Bộ tách dầu bị nghẽn
  • - Van cấp khí bị hỏng
  • - Rò khí
  • - Van xả khí mở
  • - Thông số bộ điều khiển không đúng
  • Vệ sinh/Thay mới
  • Thay mới
  • Sửa chữa hoặc thay mới
  • Kiểm tra và sửa chữa
  • Đóng van xả khí
  • - Liên hệ nhà sản xuất
3. Nhiệt độ đầu nén cao
  • - Bộ tản nhiệt giải nhiệt kém
  • - Nhiệt độ môi trường cao
  • - Van khí vào bị lỗi
  • - Mức dầu thấp
  • - Sai loại dầu cung cấp
  • - Bộ lọc dầu bị nghẽn
  • - Bộ tách dầu bị nghẽn
  • - Van nhiệt bị lỗi
  • Kiểm tra và vệ sinh
  • - Kiểm tra hệ thống giải nhiệt
  • - Sửa chữa hoặc thay thế
  • - Kiểm tra và châm thêm

  • - Kiểm tra và thay đúng

  • - Thay mới và kiểm tra chất lượng dầu

  • - Thay mới và kiểm tra chất lượng dầu

  • - Thay mới

4. Dầu tiêu hao nhiều
  • - Bị nghẽn đường dầu hồi
  • - Bình tách dầu bị lỗi
  • - Sai loại dầu cung cấp
  • - Rò dầu
  • - Làm sạch đường dầu hồi
  • - Thay mới
  • - Kiểm tra và thay đúng
  • - Kiểm tra và sửa chữa

>>> Xem thêm một số lỗi của máy nén khí trục vít
Lỗi Nguyên nhânCách khắc phục
1, Khởi động bị lỗi (điốt phát quang thường bật sáng)
  • - Cầu chì bị cháy
  • - Pha sai hoặc thiếu pha

  • - Dây cáp nối lỏng hoặc chỗ tiếp xúc nhỏ

  • - Hiệu điện thế cung cấp quá thấy

  • - Môtơ không hoạt động


Xem đường điện để bảo dưỡng hoặc thay thế
2, Nhiệt độ ra quá cao
  • - Dầu bôi trơn thiếu
  • - Nhiệt độ xung quanh quá cao
  • - Lọc dầu bị tắc
  • - Van điều khiển nhiệt độ không hoạt động
  • - Loại dầu bôi trơn không đúng
  • - Quạt làm mát không có tác dụng
  • - Cảm biến nhiệt độ hỏng
  • - Kiểm tra mức dầu trong bình chứa dầu khí
  • - Cải thiện hệ thống thông gió và giảm nhiệt độ phòng
  • - Thay thế lọc dầu
  • - Kiểm tra dầu có được làm mát khi đi qua máy làm mát. Nếu không sửa chữa hoặc thay thế van điều khiển nhiệt độ.
  • - Kiểm tra loại dầu và thay dầu
  • - Sửa chữa hoặc thay thế quạt làm mát và động cơ điện
  • - Kiểm tra hoặc thay thế cảm biến nhiệt độ
3, Áp suất cung cấp thấp hơn áp suất khí ra
  • - Mức tiêu hao của người dùng lớn hơn lượng khí cấp vào
  • - Lọc khí bị tắc
  • - Van nạp khí không thể mở hết
  • - Đường áp suất sai chức năng hoặc thông số đặt quá cao
  • - Van áp suất nhỏ nhất không có tác dụng
  • - Thiết bị tách dầu khí bị tắc
  • - Giảm bớt sự tiêu hao khí
  • - Làm sạch hoặc thay thế lọc khí
  • - Kiểm tra hoạt động của van nạp khí
  • - Sửa chữa hoặc thay thế đường áp suất nếu không nên đặt lại
  • - Kiểm tra hoặc sửa chữa van áp suất nhỏ nhất
  • - Kiểm tra và thay thế thiết bị tách dầu khí
4, Áp suất khí nạp cao hơn thông số đặt áp suất không tải
  • Áp suất đường vận chuyển hoạt động sai chức năng hoặc thông số đặt quá cao
  • - Phần không tải không có tác dụng
  • - Khí bị rò rỉ trên đường ống
  • - Sửa chữa hoặc thay thế đường áp suất, nếu không nên khởi động và đặt lại thông số.
  • Kiểm tra phần không tải hoạt động bình thường
  • Kiểm tra và làm sạch đường ống bị rò rỉ
5, Hệ thống áp suất quá cao (cao hơn áp suất trong bình )
  • - Phần không tải bị vô hiệu
  • - Đường áp suất hoạt động sai chức năng hoặc thông số đặt quá cao
  • - Hệ thống khí có thể bị rò rỉ

  • - Thiết bị tách dầu khí bị tắc

  • - Van áp suất nhỏ nhất không có hiệu lực

  • Kiểm tra xem phần không tải có hoạt động bình thường
  • Kiểm tra đường ống áp suất

  • Kiểm tra xem đường ống điều khiển có bị rò rỉ
  • Thay thế thiết bị tách dầu – khí
  • Kiểm tra /sửa chữa van áp suất nhỏ nhất

6, Lượng dầu vào khí nén có nhiệt độ quá cao, chu trình vận chuyển dầu ngắn

  • - Dầu thừa, mức dầu trong bình chứa quá cao
  • -Dầu trở lại đường lọc hoặc đường điều khiển chạy bên dưới bị tắc
  • - Vòng đệm của thiết bị tách dầu bị hỏng
  • Bị rò rỉ trong hệ thống ống dầu
  • - Chất lượng dầu kém nhiều bọt
  • Kiểm tra mức dầu, lấy ra phần dầu thừa
  • - Làm sạch các yếu tố và đường dầu điều khiển, thay thế nếu cần thiết
  • Kiểm tra thiết bị tách dầu – khí và thay thế no nếu bị hỏng
  • - Kiểm tra đường ống và làm sạch điểm bị rò rỉ
  • - Thay thế dầu mới đúng yêu cầu
7, Thường xuyên xảy ra sự tắt bật giữa tải và không tải
  • Đường ống bị rò rỉ
  • - Thông số áp suất đặt quá nhỏ
  • - Khí tiêu hao không cân bằng
  • Kiểm tra chỗ có thể bị rò rỉ
  • - Đặt lại thông số mới
  • - Tăng khả năng chứa cuả thùng và thêm van áp suất nếu cần

 Nếu vẫn chưa thấy lỗi mà máy nén khí của bạn đang gặp phải thì có thể xem thêm các lỗi của máy nén khí TẠI ĐÂY , có thể hữu ích cho bạn tìm ra phương hướng khắc phục

Các dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy nén khí trục vít Phú Tín

  1. Thay thế phụ tùng tiêu hao: lọc dầu, lọc khí, lọc tách, dầu làm mát định kì giúp máy nén khí hoạt động ổn định, tránh xảy ra sự cố
  2. Vệ sinh giàn tản nhiệt gió máy nén khí trục vít định kỳ giúp máy nén khí không bị quá nhiệt, nâng cao hiệu suất hoạt động.
  3. Chạy hóa chất tuần hoàn giàn giải nhiệt làm mát bằng nước của máy nén khí giúp tránh tình trạng keo dầu, cặn đá vôi hình thành trong két giải nhiệt.
  4. Sửa mạch điện máy nén khí: sửa mạch điện điều khiển, mạch điện động lực máy nén khí, đấu cơ, đấu ngắt nghỉ máy nén khí các loại, sửa máy nén khí liên quan lỗi phần điện, lỗi rơ le, lỗi khởi động từ.
  5. Sửa mạch điều khiển điện tử máy nén khí:  sửa mạch điện tử, mạch điều khiển tích hợp biến tần của máy nén khí các loại đời cao, sửa máy nén khí lỗi bảng điều khiển.
  6. Thay bi trục vít đầu nén:  nhận thay bi đầu nén máy nén khí trục vít các loại, căn chỉnh khe hở trục vít, gia công mặt cao áp, định tâm trục vít, đại tu đầu nén máy nén khí các hãng.
  7. Xử lý lỗi máy nén khí bị nhiệt độ cao trên 100 độ C, lỗi keo dầu máy nén khí.
  8. Dịch vụ đo kiểm rung động vòng bi đầu máy nén khí trục vít: đo kiểm độ rung của vòng bi đầu nén, vòng bi động cơ để đưa ra khuyến cáo thay thế khi cần thiết, phòng ngừa rủi ro vòng bi hư hỏng gây cháy động cơ, kẹt đầu nén khí.

Hướng Dẫn Cách Sửa Máy Nén Khí Piston

Máy nén khí Piston là một trong 2 loại máy nén khí phổ biến nhất hiện nay được người sử dụng nhiều nhất cùng với máy nén khi trục vít, máy nén khí Piston là loại máy nén khí nhỏ (máy nén khí mini) có công suất nhỏ, chúng ta thường gặp ở các tiệm sửa xe máy, xe ô tô, xe đạp… hay ở các nơi chung dùng để sơn xịt.


1/ Lỗi Máy nén khí Piston phát ra âm thanh lạ

Sau một thời gian sử dụng bắt đầu có tiếng ồn lạ phát ra có thể ở các lỗi sau: 

Âm thanh bất thường ở các van
Nguyên nhân:
– Bị rò rỉ ở các ngõ vào và ngõ ra của các van
– Lò xo hoặc các tấm van bị hỏng
Cách sửa chữa khắc phục:
Siết chặt / thay thế

Âm thanh bất thường ở xylanh
Nguyên nhân:
– Do va đập trên các tấm lót nhỏ và các mối nối.
– Các mối nối bị mòn gây va đập khi làm việc
– Bạc piston và các rãnh bạc đã quá mòn gây cọ sát khi nó làm việc.
– Sau khi sửa chữa, các sự cố bên ngoài hoặc các mảnh vỡ của các tấm van bên trong xylanh
Cách sửa chữa khắc phục: Kiểm tra và loại bỏ các sự cố bên ngoài và các mảnh vỡ

Âm thanh bất thường trong hộp trục khuỷu
Nguyên nhân:
– Các bạc lót đã bị mòn, hoặc các mối ghép bulông bị lỏng gây ra va đập khi làm việc.
– Ổ bi đã bị mòn
– Bánh đà và then đã bị lỏng
Cách sửa chữa khắc phục: Thay bạc lót và siết chặt các mối ghép bulông.

Sửa máy nén khí Piston

2/ Các lỗi về van xả hay áp lực khí xả

Áp lực quá cao hay tiếng kêu quá lớn ở van xả khí

Nguyên nhân:

– Áp suất được cài đặt thấp hơn giới hạn áp suất dưới
– Hỏng công tắc áp suất
– Hỏng van xả khí

Cách sửa chữa khắc phục: Hiệu chỉnh lại công tắc áp suất
Lỗi không sinh ra áp lực khí

Khi bị lỗi này thì cần kiểm tra các van đường khí vào và đường khí ra có bị hỏng, bị tắc, bị bẩn không ? Nếu các van này bị tắc thì khí sẽ không được nén ở đầu ra mà sẽ bị dội ngược trở lại lọc khí.

Áp lực xả quá thấp hoặc quá thấp

Nguyên nhân:

– Rò rỉ ở các van xả, hỏng các tấm van hoặc lò xo.
– Bộ lọc khí bị nghẽn
– Hỏng ron lắp trên nắp xylanh
– Các xéc-măng của piston được lắp quá chặt
– Rò rỉ ở các mối nối.

Cách sửa chữa khắc phục: Kiểm tra và sửa chửa, vệ sinh và thay thế

❌ Khí bị xả ra liên tục ở công tắc áp suất.

Nguyên nhân: Van một chiều bị tắc nghẽn hoặc bị hỏng

3/ Các lỗi khác thường gặp ở máy nén khí Piston

Bị trượt dây đai
Nguyên nhân: Do áp lực làm việc quá cao, dây đai đã cũ hoặc dây đai bị lỏng / trùng

Đứt cầu chì, MCCB bảo vệ tác động
Nguyên nhân:
– Mất chế độ khởi động không tải (máy piston trên 11kw).
– Bi / bạc bị quá tuổi thọ.
– Kẹt piston.
– Chọn dòng cho thiết bị bảo vệ không phù hợp dòng làm việc máy nén.
– Lỗi đấu nối dây.
– Động cơ quá tải.
– Máy hoạt động quá tải do tải tiêu thụ lớn hơn công suất thiết kế/dò rỉ khí.
– Mặt bích phía trước và sau trục khuỷu quá chặt.
– Piston mắc điểm chết trên…

Cách sửa chữa khắc phục:
– Kiểm tra bi, bạc, trục khuỷu xem có tiếng kêu lạ những nguyên nhân kẹt Kẹt trục khuỷu, piston và xylanh, cọ sát làm tăng tải động cơ.
– Giảm tải cho máy nén khí (máy hoạt động liên tục quá lâu).
– Điều chỉnh dòng bảo vệ phù hợp với công suất máy nén.
– Thay đổi kiểu đấu dây.
–  Kiểm tra hệ thống không tải động cơ bao gồm công tắc áp suất, van điện từ, van xả không tải.

Tốc độ nén giảm
Nguyên nhân:
– Tắt nghẽn đường ống dẫn khí
– Tốc độ quay giảm
– Mòn bạc piston
– Bộ lọc khí bị bám bẩn hoặc tắt nghẽn.
– Lỏng các van khí
– Hỏng khóa van

Cách sửa chữa khắc phục: Thay mới lọc gió và kiểm tra dây đai
Động cơ quá nóng

Nguyên nhân: Cháy máy, Hỏng ổ bi hoặc sụt áp
Lỗi máy không khởi động

Nguyên nhân:
– Rơ le nhiệt không reset lại.
– Lỗi nguồn điện như mất nguồn, mất pha, điện áp thấp.
– Lỗi động cơ chính
– Áp lực cao do dây dẫn khí dài và mỏng.

Khi máy nén khí gặp lỗi này có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là từ nguồn điện hoặc công tắc áp suất.

Cách khắc phục là kiểm tra lại nguồn điện như dây dẫn có bị đứt không, ổ cắm có bị lỏng không, điện áp cung cấp có đủ không, đối với máy 3 phase cần xem lại cân bằng phase hoặc đã đấu đúng pha không, có bị đảo phase không…

Ngoài ra có thể do 1 số nguyên nhân khác như hỏng mô tơ, hỏng rơ le áp suất. Vì vậy cần kiểm tra xem công tắc áp suất có bị lỗi không, đa số các công tắc áp suất này có thể kiểm tra bằng cách nâng hạ cần gạt.

Một số máy nén khí piston cỡ lớn có cảm biến mức dầu thấp và cảm biến nhiệt độ cao. Cần kiểm tra xem máy nén khí có bị hết dầu máy nén khí không hoặc máy nén khí có bị nóng không. Sau đó cần ấn nút reset ( khởi động lại ) với các cảm biến này để nó chở về trạng thái ban đầu.

Lỗi khởi động / động cơ không làm việc

Máy nén piston sử dụng công tắc áp suất sẽ có chế độ bảo vệ máy nếu áp suất trong bình tích lớn hơn ngưỡng đặt tối thiểu nó sẽ không khởi động nhằm bảo vệ máy nén. Đây không phải là lỗi kĩ thuật mà chỉ là chức năng bảo vệ của máy. Với trường hợp này bạn chỉ cần bật máy chế độ tự động sau khí áp suất trong bình tích khí giảm xuống mức áp suất cài đặt khởi động nó sẽ tự khởi động lại. Nếu bạn muốn khởi động ở chế độ bằng tay vui lòng xả hết khí trong bình tích.

Hao hụt dầu bôi trơn
Nguyên nhân:
– Mòn và hỏng xéc-măng dầu
– Mòn piston và xylanh
– Lắp sai xéc-măng dầu
– Sai vị trí các xéc-măng

Cách sửa chữa khắc phục: Kiểm tra xắp xếp lại tốt nhất là thay mới.

Nhiệt độ không khí xả ra quá cao
Nguyên nhân:
– Hỏng ron giấy của xylanh
– Không khí lưu thông kém
– Nhiệt độ khí vào quá cao.
– Áp lực làm việc quá cao
– Do tích tụ bụi bẩn trong không khí ở các van và lò xo
– Chiều quay không phù hợp. Do máy piston thường tích hợp cánh quạt vào bánh đà. Ngoài việc làm mát kém còn có khả tuột ốc hãm bánh đà có nguy cơ gây tai nạn lao động.

Áp suất không tăng lên hoặc không thể tăng lên khi đạt đến mức độ nhất định
Nguyên nhân:
– Khối van không làm việc
– Mất cân bằng và rò rỉ khí ở van
– Rò rỉ khí ở các xéc măng của piston
– Lớp phủ amiăng phù hợp.
– Rò rỉ khí ở các van xả khí.
– Lò xo của van khí không phù hợp.
– Van bị bám bẩn bởi bụi và carbon.
– Van an toàn bị rò rỉ khí.
– Rò rỉ khí ở các lỗ bắt vít.

Cách sửa chữa khắc phục:  Kiểm tra vệ sinh với những chi tiết bị kẹt, cáo cặn, kênh, dò rỉ. Thay thế đặc biệt với những chi tiết hao mòn như xéc măng, lá van

Làm thế nào để bạn có thể khắc phục được những sự cố đó đơn giản, nhanh chóng và hạn chế tối đa rủi do? Những thông tin dưới đây PHUTIN sẽ mách bạn cách tự sửa chữa máy khi gặp sự cố đột ngột dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Những lỗi thường gặp và cách tự sửa chữa máy nén khí

Máy nén khí không chạy

- Nguyên nhân: có thể là vấn đề về nguồn cấp điện hoặc một thiết bị bảo vệ máy kích hoạt.

- Cách sửa chữa:

+ Kiểm tra lỗi trên màn hình máy

+ Kiểm tra nguồn cung cấp điện.

+ Kiểm tra các rơ le bảo vệ thiết bị

+ Kiểm tra thứ tự pha cấp điện cho máy, nếu ngược pha máy sẽ không chạy.

Máy bơm khí nén có hoạt động nhưng chạy không tải

- Nguyên nhân: Máy nén không khí có thể chạy có tải hoặc không tải. Van hút sẽ đóng mở tùy thuộc vào lưu lượng khí nén sử dụng và được điều khiển bởi hệ thống van điện từ.

- Cách sửa chữa:

+ Kiểm tra cuộn dây điều khiển van điện.

+ Kiểm tra nguồn điện cấp đến van điện từ máy nén khí

+ Kiểm tra xem van hút có mở không khi máy chạy. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Bảo dưỡng máy nén khí cao cấp

Máy nén dừng đột ngột

- Nguyên nhân: đây là lỗi thường gặp trong mùa hè, máy dừng do lỗi nhiệt độ cao

- Cách sửa chữa: Mức dầu dùng để bôi trơn và làm mát quá thấp cần bổ sung thêm, kiểm tra việc lưu thông gió trong phòng máy, van điều khiển nhiệt độ dầu không hoạt động, quạt làm mát máy nén khí bị hỏng, sử dụng sai loại dầu máy, dầu bôi trơn quá bẩn hoặc bị tắc. 

Máy bơm khí chạy công suất thấp hoặc không tạo đủ áp lực

- Nguyên nhân: nhu cầu sử dụng khí nén thấp hoặc rò rỉ khí nén ở đâu đó trên đường ống.

- Cách sửa chữa:  Kiểm tra sự chênh lệc áp suất trước và sau khi tách dầu. Thay thế tách dầu nếu tách dầu cũ bị hỏng. Kiểm tra van hút có mở hoàn toàn, kiểm tra lọc khí có bị tắc không bằng chênh lệch áp suất trước và sau khi lọc khí.  

Một số sự cố khác có thể gặp phải như:

– Máy bị bó cứng cụm đầu nén

– Máy nén khí kêu to trong khi hoạt động

– Máy nén bị nhiệt độ cao

– Máy bơm khí bị hao dầu, chảy dầu

– Máy nén không khí bị đóng keo

– Máy bơm khí nén bị hiện tượng dầu, nước trong đầu khí nén …

Đây là những lỗi cơ bản mà khi vận hành máy nén rất dễ xảy ra, nhưng nếu như quý khách bảo dưỡng, bảo trì máy nén khí thường xuyên thì sẽ rất hiếm khi xảy ra những lỗi đó.

Hướng dẫn bảo dưỡng linh phụ kiện máy nén khí

1, Bộ lọc khí

- Khi đã sử dụng một thời gian, bề mặt bộ lọc khí bị bụi bám bẩn. Thông thường sau một ca làm việc hoặc đèn báo lệch áp sáng đỏ thì tháo bộ lọc ra làm vệ sinh sạch mặt ngoài lõi lọc. 

- Cách vệ sinh bộ lọc: Dùng khí nén áp lực thấp thổi bên ngoài và bên trong, miệng đầu thổi cách mặt trong lõi lọc khoảng 10mm. Lần lượt thổi từ trên xuống dưới men theo xung quanh. 

Trong trường hợp chưa kịp thay có thể dúng lọc vào dung dịch chất tẩy nhẹ như xà phòng loãng sau đó để khô và dùng tiếp.

2, Bộ lọc dầu

- Máy mới chạy lần đầu sau 500 giờ thì thay lọc. Kể từ lần kế tiếp 1000 giờ thay một lần. Nếu môi trường bụi bẩn cứ khi đèn báo lệch áp trước và sau lọc sáng biểu hiện lọc bị tặc hoặc nghẹt.

- Cách vệ sinh:  lập tức thay ngay. Sử dụng cà lê hoặc đai dây là tháo được. Khi lắp lại chỉ cần xoáy chặt bằng tay là được.

3, Bộ tách dầu (bộ phân ly dầu)

- Khoảng sau 3000 giờ là thay. Nếu môi trường không tốt có thể thay sớm hơn. Với máy nhỏ tách dầu tách biệt với thùng dầu chỉ cần tháo ra thay mới như tách dầu. Với máy lớn tách dầu nằm trong thùng dầu cần dùng cle tháo lắp thùng dầu.

- Lưu ý khi thay tách cần xả áp khí trong bình dầu qua van an toàn trước khi tháo. Cận trọng với đệm cao su nắp thùng dầu. Nếu đệm này đã biến chất không làm kín khi lắp lại cần thay luôn cùng tách dầu.

4, Bảo dưỡng Xilanh (van khí vào của máy piston)

- Khi van khí hoạt động không linh hoạt cần tiến hành bảo dưỡng.

- Cách khắc phục:

+ Tháo xilanh trên van vào khí

+ Tháo đế đính ốc, lấy đệm cao su ra

+ Vệ sinh xilanh, lò xo, piston, thay đệm cao su mới

+ Cuối cùng lắp lại cụm xi lanh

Trên đây, là các lỗi hay gặp phải của máy nén khí mà PHUTIN đã tổng hợp được, mong sẽ có ý nghĩa trong quá trình vận hành máy của bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Sửa chữa máy nén khí